Nghiên cứu Harvard chỉ ra không nên cho trẻ học quá sớm

[vc_row][vc_column][vc_column_text]

Nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra rằng cho trẻ học sớm trước tuổi có thể gây hại cho tâm lý trẻ nhỏ, bao gồm cảm giác không tương xứng, lo lắng và bối rối trước cuộc sống học đường.

[/vc_column_text][vc_column_text]

Đây là câu chuyện không chỉ ở phương Tây mà còn cả các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhiều phụ huynh thường có suy nghĩ cho con học càng sớm càng tốt để con sau này theo kịp các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Harvard, điều này có lợi thì ít mà gây hại cho trẻ nhỏ thì nhiều. 

[/vc_column_text][vc_column_text]

Từ xưa tới nay, sự phát triển của trẻ em vẫn diễn ra tự nhiên, 1 tuổi biết bò, 2 tuổi biết mó máy 4 tuổi chạy quanh nhà hỏi đủ mọi điều, 5 tuổi các con lại biết ngồi lại lắng nghe nhiều hơn. Vậy nhưng, suy nghĩ, mong đợi của bố mẹ lại thay đổi theo năm tháng, muốn con mình học sớm hơn. Năm 1998, chỉ có 31% giáo viên mong muốn học sinh biết đọc từ khi học mẫu giáo. Vậy nhưng, tới năm 2010, con số này lên tới 80%, mặc dù đã có nghiên cứu chỉ ra rằng điều này không hề có lợi cho trẻ.

[/vc_column_text][vc_column_text]

Trong báo cáo “Học đọc ở trường mẫu giáo: được ít mất nhiều”, giáo sư giáo dục Nancy Carlsson-Paige và các đồng nghiệp của cô cảnh báo về những mối nguy hiểm của việc dạy đọc sớm. Họ viết: “Khi trẻ có những trải nghiệm giáo dục không phù hợp với trình độ phát triển hoặc phù hợp với nhu cầu học tập và văn hóa của chúng, điều đó có thể khiến chúng bị tổn hại lớn, bao gồm cảm giác không thỏa đáng, lo lắng và bối rối.”

[/vc_column_text][vc_column_text]

Thay vì nhận ra rằng việc đi học là vấn đề, những đứa trẻ thường là đối tượng bị đổi lỗi. Ngày nay, những đứa trẻ đến một độ tuổi nhất định mà không đọc được thường được cho là chậm đọc và sẽ có những biện pháp can thiệp khác nhau để giúp chúng bắt kịp bạn bè. Trong trường, tất cả phải giống nhau. Nếu học sinh không lắng nghe giáo viên và dành quá nhiều thời gian để mơ mộng hoặc vặn vẹo trên ghế, trẻ nhỏ thường bị quy chụp là rối loạn tăng động / giảm chú ý (ADHD – Attention-deficit/hyperactivity disorder).

[/vc_column_text][vc_column_text]

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) báo cáo rằng khoảng 11 phần trăm trẻ em từ bốn đến mười bảy tuổi đã được chẩn đoán mắc ADHD, và con số đó đã tăng 42 phần trăm từ 2003-2004 đến 2011-2012, với phần lớn phải sử dụng thuốc. Đặc biệt hơn, một phần ba trong số các chẩn đoán này xảy ra ở trẻ em dưới sáu tuổi.

[/vc_column_text][vc_column_text]

Những phát hiện mới của các nhà nghiên cứu của Trường Y Harvard xác nhận rằng nguyên nhân không đến từ những đứa trẻ mà do việc đến trường học quá sớm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ bắt đầu đi học từ khi còn nhỏ tuổi hơn các bạn cùng lớp có khả năng được chẩn đoán ADHD cao hơn nhiều so với những đứa trẻ lớn hơn. Nhà nghiên cứu chính của nghiên cứu tại Harvard, Timothy Layton, kết luận: “Những phát hiện của chúng tôi cho thấy nhiều khả năng số lượng lớn trẻ em đang bị chẩn đoán và điều trị ADHD quá mức vì chúng tương đối non nớt so với các bạn học trong những năm đầu tiểu học”.

[/vc_column_text][vc_column_text]

Quả thực, đây là câu chuyện không chỉ của riêng nước Mỹ mà cả Việt Nam cũng vậy. Nhiều bậc phụ huynh có xu hướng cho con đi học trước tuổi với mong muốn con được học sớm hơn, sau này đỡ vất vả hơn. Nhưng bố mẹ không biết rằng chính điều này lại không có lợi cho con trẻ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần có một kế hoạch cho con đi học như thế nào đúng đắn nhất, tránh gây ra những lợi bất cập hại cho con sau này.

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

ĐĂNG KÝ GHI DANH TUYỂN SINH

Nguyện vọng đăng ký

Chọn khóa học