Đại lượng Mét và Khoảng cách từ Cực Bắc đến đường Xích đạo

Khoảng cách từ Cực Bắc đến đường Xích đạo

Đại lượng Mét (viết tắt là “m”) là đại lượng vô cùng quen thuộc với chúng ta. Nhưng bạn có biết rằng đại lượng Mét thực chất được định nghĩa là 1 phần 10.000.000 khoảng cách từ cực Bắc tới đường xích đạo.

Mét (tiếng Anh: Meter) là đại lượng chiều dài cơ bản trong các hệ thống đo lường. Bao gồm cả Hệ thống quốc tế về Đơn vị (International System of Units). Theo Hệ thống này, biểu tượng của Mét là “m“. Hiện nay, Mét được định nghĩa là khoảng cách ánh sáng di chuyển được tại môi trường chân không trong khoảng thời gian 1/299 792 458 giây.

Mét qua các thời gian

Tuy nhiên, Mét ban đầu được định nghĩa theo những cách vô cùng độc đáo. Đại lượng này ban đầu được định nghĩa là khoảng cách 1 phần 10.000.000. Tính từ Cực Bắc đến đường Xích đạo vào năm 1973. Vào năm 1799, nó được định nghĩa lại theo cụm từ thước mét nguyên mẫu. Năm 1960, đại lượng mét được tái định nghĩa theo số bước sóng của một dòng phát xạ của Krypton-86. Đến năm 1983, Mét chính thức được định nghĩa như ngày nay chúng ta biết.

Năm 1668, giáo sư và triết gia người Anh John Wilkins đã đề xuất trong một bài luận về đơn vị chiều dài dựa trên số thập phân. “Thước đo phổ quát” hoặc “thước đo tiêu chuẩn” dựa trên một con lắc với chu kỳ hai giây. Việc sử dụng con lắc này để xác định chiều dài đã được đề xuất tới Hội Hoàng gia Anh vào năm 1660 bởi Christopher WrenChristiaan Huygens đã quan sát chiều dài đó là 38 inch Rijnland hoặc 39,26 inch Anh, khoảng 997 mm. Không hành động chính thức nào liên quan đến những đề xuất này.

Năm 1670 Gabriel Mouton, Giám mục Lyon, cũng đề xuất một tiêu chuẩn chiều dài chung với các bội số và phân số thập phân, dựa trên góc một phút của vòng cung kinh tuyến Trái Đất hoặc (do chu vi của Trái đất không dễ đo) trên con lắc chu kỳ hai giây. Năm 1675, nhà khoa học người Ý Tito Livio Burattini, trong tác phẩm Misura Universale của ông, sử dụng cụm từ metro cattolico (“đo phổ quát”), bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp métον καθολικόν (métron katholikón), để biểu thị đơn vị độ dài tiêu chuẩn dựa theo con lắc . 

Sau cách mạng Pháp

Viện Hàn lâm Khoa học Pháp đã mở ra một ủy ban để xác định một đơn vị đo thống nhất cho tất cả các thước đo. Vào ngày 7 tháng 10 năm 1790, ủy ban đã thông báo việc áp dụng hệ thống thập phân. Vào ngày 19 tháng 3 năm 1791, ủy ban này áp dụng thuật ngữ mètre (“đo lường”). Một đơn vị cơ bản có chiều dài, xác định bằng một phần mười phần triệu khoảng cách giữa Bắc cực và đường xích đạo. Năm 1793, Công ước Quốc gia Pháp đã thông qua đề xuất. Phải đến năm 1797, đơn vị Mét mới được sử dụng trong tiếng Anh.

ĐĂNG KÝ GHI DANH TUYỂN SINH

Nguyện vọng đăng ký

Chọn khóa học