Những kiến thức trong bài này sẽ giúp các em học sinh xóa tan những nỗi lo lắng về việc lên kế hoạch và thời gian biểu học tập của mình. Đây chính xác là những kỹ năng xây dựng thời gian biểu hiệu quả mà hàng ngàn em học sinh bước đầu tiên làm chủ việc học tập. Thậm chí, các bạn ấy đã từng là những học sinh cá biệt, không có ước mơ.
Trước khi đọc tiếp, hãy chắc rằng, các em đã sẵn sàng dành ra thời gian vừa đủ để hành động. Lên ngay kế hoạch theo từng bước được chia sẻ. Tất cả những điều này vì sự thành công của các em nhé.
Xây dựng thời gian biểu và thực hiện nó có khó không?
Khi các bạn ngồi trước máy tính và đọc bài viết hướng dẫn kỹ năng xây dựng thời gian biểu hiệu quả.
Có lẽ bạn đang gặp phải một số vấn đề trong việc lên kế hoạch, thiết lập mục tiêu của mình.
Có thể bạn mất khá nhiều thời gian để vẽ ra từng tuần, từng ngày mình phải làm gì, vào thời gian nào.
Có thể bạn đang thiếu sự kiên trì và bế tắc khi thực hiện những điều bạn viết ra.
Và bạn đang cảm thấy bất lực vì chưa có phương pháp nào đơn giản nhưng hiệu quả với bản thân mình.
Hầu hết những phương pháp lập kế hoạch học tập chỉ nói chung chung. Nó chỉ cho bạn biết – tại sao mình phải lên thời gian biểu. Nhưng họ không hướng dẫn triển khai từng bước, giúp bạn hành động ngay lập tức. Điều đó gây cho bạn sự bối rối và khó khăn. Hoặc có thể phương pháp ấy hiệu quả với người khác nhưng không thật sự hữu ích với bạn. Thậm chí, người chia sẻ phương pháp ấy cũng chưa thực sự áp dụng nó vào công việc học tập của mình.
Do đó, để hiệu quả hơn trong việc lên kế hoạch chi tiết. Trước tiên, bạn phải xác định được bản kế hoạch chiến lược ôn thi đại học của mình. Thời gian biểu ví như từng bước chân trên cuộc hành trình của bạn. Nếu bạn chỉ bước từng bước mà không theo dõi tấm bản đồ, các tuyến đường dẫn đến đích, bạn có thể bị lạc lối và mất thời gian vô bổ.
Bạn sẵn sàng rồi phải không? Giờ hãy bắt đầu “Kỹ năng xây dựng thời gian biểu hiệu quả” nào.
Bước 1 của kỹ năng xây dựng thời gian biểu hiệu quả: Chuẩn bị
Bạn cần thực hiện những điều trong phần chuẩn bị xây dựng thời gian biểu học tập sau:
Xác định những việc bạn thường xuyên làm trong tuần bằng giấy và bút viết. Bạn hãy dành ra 2 phút của mình để viết ra giấy. Ví dụ: Kỳ ôn thi đại học, bạn sẽ chia công việc thành các nhóm viết ra giấy:
Công việc cá nhân: Bao gồm ngủ, vệ sinh các nhân, ăn uống, nghỉ ngơi
Việc học bắt buộc: Học ở trường, học thêm
Tự học: Trong tự học có 2 dạng
– Tự học những môn phụ.
– Tự học những môn thi đại học, tôi khối A sẽ thi Toán Lý Hóa.
Công việc khác: Thường những công việc này chỉ chiếm tầm 2-3 tiếng mỗi tuần và không cố định. Ví dụ đi sinh nhật bạn, đi chơi,…
Bạn có thể kể tên thêm một số công việc bạn thường xuyên làm trong tuần.
Lập thời gian biểu bằng Máy tính và Internet.
Bạn đã biết quản thời gian 7*24=168 giờ mỗi tuần thường dành cho những việc nào rồi. Giờ việc quan trọng nhất tiếp theo là sắp xếp nó vào từng ngày cụ thể trong tuần. Bạn hãy sắp xếp tất cả những công việc vừa viết ra vào từng ngày theo những khoảng thời gian cụ thể. Từ thứ hai đến chủ nhật.
Sau đây là những công cụ để bạn sắp xếp công việc:
– Kẻ tay, trên giấy: Khuyến khích nếu bạn vẽ đẹp và có thẩm mỹ. Vì như thế bạn sẽ cảm thấy thú vị và kích thích thực hiện thời gian biểu mình đã đề ra.
– Excel: Rất tuyệt đối với những bạn đã học qua tin học văn phòng với Excel căn bản. Mà hầu như tất cả các bạn học THPT đều đã được học qua. Do đó, dù bạn là ai cũng có thể thực hiện điều này.
– Google Calendar: Đây là công cụ rất hữu ích, ở bất kỳ nơi đâu bạn cũng có thể xem ngay thời biểu của mình vì nó luôn online. Cực kỳ đơn giản, tiện lợi. Đồng bộ hóa giữa điện thoại và máy tính. Có thể cài lịch nhắc nhở thực hiện công việc,… và rất nhiều ứng dụng khác.
Hướng dẫn sử dụng Google Calendar. Về cơ bản, các bước tương tự nhau.
Bước 1: Truy cập vào Google Calendar.
Địa chỉ web: https://calendar.google.com
Đây là công cụ của google, nên hãy đăng nhập bằng tài khoản gmail của bạn. Nếu bạn chưa có tài khoản, chỉ cần dành ra 2 phút để đăng ký một địa chỉ gmail cho riêng mình.
#1: Hiển thị các ngày trong tuần.
#2: Chế độ là TUẦN (ngoài ra có các chế độ thời gian khác như Năm, Tháng,..)
#3: Lịch tháng.
#4: Lịch làm việc: Ở đây giúp bạn chia các công việc đã nhóm lại với nhau thành từng cụm. Tôi sẽ hướng dẫn sau.
#5: Các khung giờ.
#6: Khung công việc.
Bước 2: Cài đặt thông số cần thiết.
Đầu tiên, bạn nhấn vào nút cài đặt bên phải #2, sẽ có một số điều cần lưu ý sau:
1. Chọn ngôn ngữ Việt Nam
2. Chọn múi giờ Hà Nội +7
3. Bắt đầu tuần vào thứ 2
Đấy chính xác là những điều thật sự đơn giản đầu tiên bạn có thể thực hiện. Sự chuẩn bị tuyệt vời cho một kế hoạch hoàn hảo.
Bước 3: Tạo danh sách những việc cần làm.
Thuật ngữ trong google calendar là tạo lịch.
Bạn có nhớ ở phần đầu tiên tôi yêu cần bạn viết ra những công việc bạn làm trong tuần chứ. Bây giờ là lúc sử dụng đến chúng.
Tạo lịch làm việc:
Nhấn vào “Thêm lịch” sau đó chọn “lịch mới”, tiếp tục đặt tên chính xác lịch làm việc của bạn. Để hoàn thành, bấm oke! Lặp lại khi bạn đã có đủ những thứ mình cần.
Chọn màu cho lịch
Bạn có thể thấy, mỗi lịch tôi đều ký hiệu bằng những màu sắc riêng để dễ phân biệt. Và biết mình đang dành phần lớn thời gian trong tuần cho việc gì, từ đó tối ưu hóa, cân đối sao cho hiệu quả.
Hãy quay lại trang chủ của Calendar nào, ở phần “lịch của tôi”. Bạn đưa trỏ chuột đến bên phải mỗi lịch, sẽ thấy dấu 3 chấm, nhấn chuột, bảng màu xuất hiện. Chọn màu ưng ý nhé. Quá đơn giản.
Hãy lấp đầy những ô trống, những khoảng thời gian chưa có công việc. Nếu bạn không lấp đầy nó, thời gian quý giá của bạn rất có thể bị người khác cướp mất.
Bước 2 của kỹ năng xây dựng thời gian biểu hiệu quả : Sắp xếp thời gian biểu hiệu quả nhất
Bạn đã có được những lịch – công việc cần làm và thời gian thực hiện. Bước tiếp theo khá đơn giản là hãy lên THỜI GIAN BIỂU hiệu quả nhất.
Điền những công việc cố định vào thời gian biểu: Đó là những việc bắt buộc hoặc phải làm, như đi học ở trường, học thêm, cuộc hẹn, ngủ,…
Ví dụ:
Bạn đi học từ 6h – 12h hằng ngày ( tôi đã trừ thời gian di chuyển). Đánh dấu vào thời gian biểu ngay nhé.
Xác định những khoảng thời gian tự do: Đây là thời gian bạn có thể làm bất kỳ điều gì mình thích mà không phải chịu sự kiểm soát của bất cứ ai. Nó còn gọi là thời gian rảnh. Sự khác biệt giữa người thông minh, thành công nằm ở việc sử dụng khoảng thời gian này. Bạn có thể học, đọc sách, chơi game,… thậm chí không làm gì cả cũng được?
Bước 3 của kỹ năng xây dựng thời gian biểu hiệu quả : checklist và nguyên tắc thực hiện thời gian biểu.
Checklist là danh sách cần kiểm tra cho về việc gì đó.
Ở đây, Checklist giúp thời gian biểu của bạn có khả năng hoàn thành cao nhất.
Checklist 1: Danh mục hay quên
Ngủ 6 – 7 giờ mỗi ngày.
Ngủ trưa 20 – 30 phút mỗi ngày.
Tập thể dục 20 – 30 phút.
Bao gồm thời gian di chuyển.
Checklist 2: Kiểm tra việc tự học
Hầu hết, tất cả học sinh không biết điều này khi lên kế hoạch. Khiến tất cả chỉ là nét vẽ trên giấy, không được hiện thực hóa. Với nhiều vấn đề xảy ra. Bằng những checklist đầy khoa học bạn có thể thiết kế được chính xác tương lai của mình. Ngay cả những bạn học sinh giỏi vẫn không biết điều này, bởi vì họ chỉ làm theo “cảm tính”. May mắn, cảm tính đã giúp họ trong việc lên kế hoạch. Nhưng ai dám chắc cảm tính sẽ giúp họ trong các khía cạnh khác của việc học tập.
Ví dụ thực tế:
Trong thời gian biểu tôi có ghi rằng: mình học môn toán vào 14h – 16h ngày thứ hai. Dưới đây là checklist có để kiểm tra mục tiêu này.
Cụ thể: Hãy cụ thể và rõ ràng với mục tiêu của bạn. Bạn học môn toán. Nhưng chính xác là chuyên đề nào, sách nào, học kiến thức mới hay làm trắc nghiệm, hay luyện đề. Nếu luyện đề thì cụ thể nó sẽ là đề thi thử của trường nào.
Đo lường được: Để tiến bộ, bạn phải tính toán và kiểm soát được mọi thứ mình làm bằng số liệu. Mục tiêu cũng vậy, bạn phải xác định mình sẽ học bao nhiêu phương pháp, bao nhiêu trang sách, giải bao nhiêu bài tập,… trong khoảng thời gian đó. Hãy xác định chính xác số lượng kiến thức bạn nhé!
Tính khả thi: Đây là điều giết chết THỜI GIAN BIỂU của bạn. Nếu bạn đặt mục tiêu quá tầm với hoặc quá đơn giản trong khoảng thời gian học tập của mình. Thì nó không tốt một chút nào cả. Hãy dựa trên khả năng của bạn thân để xác định chính xác lượng kiến thức cần học. Giả sử bạn làm 1 bài tập hết 5 phút, cho dù cố gắng lắm 1 tiếng cũng chỉ hoàn thành 15 bài tập. Chúng ta còn phải kiểm tra đáp án nữa. Như thế không thể đặt mục tiêu rằng, sẽ làm 50 bài trong 2 tiếng ngắn ngủi được bạn nhé. Hãy thay đổi cho vừa sức.
Đủ nguồn lực: Nguồn lực ở đây là nơi học, bàn học, tài liệu, nếu bạn học online thì cần có Laptop, cần có mạng,…. Mọi thứ cần có đầy đủ để bắt đầu ngay khi đến thời gian. Chuẩn bị là giai đoạn quan trọng để tạo sự đột phá.
Đúng giờ: Hãy đảm bảo bạn luôn bắt đầu chính xác thời gian mà bạn ghi ra mục tiêu của mình. Nếu bạn không chắc chắn, có thể dời số lượng kiến thức xuống để khả thi với thời gian cho phép. Điều quan trọng nhất là không thất hứa với bản thân, nếu bạn muốn có sự đột phá trong học tập của mình.
Tiếp tục, điều khiến cho những bản Thời Gian Biểu không hoạt động như mong muốn. Đó chính là hầu hết mọi người không có nguyên tắc để thực hiện. Bạn biết đấy, những điều tuyệt vời không được tạo thành qua một đêm, đó chính xác cả một quá trình. Sự thành công cũng như vậy, bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất, nhưng liên tục và kiên trì.
Nguyên tắc thực hiện thời gian biểu
1 – Thực hiện thường xuyên các hoạt động sau :
Dậy 5h sáng: lao ra khỏi giường, chạy bộ hoặc hít đất 20 phút. giúp bạn có một sức khỏe dẻo dai và bền bỉ, mà tinh thần của bạn sẽ lạc quan hơn, và tràn đầy năng lượng. Thậm chí, tình trạng ngủ gục trên lớp chỉ còn xuất hiện trong những giấc mơ của bạn.
Thực hành bài tập “Biết ơn cuộc sống”: Dành 5 phút suy nghĩ về những điều tích cực cuộc sống, những điều tốt đẹp bạn đã trải qua trong ngày. Đây là cách bạn bắt đầu ngày mới là cách bạn kết thúc một ngày. Bạn bắt đầu ngày mới năng lượng, vui vẻ, yêu đời,… một ngày của bạn sẽ tràn ngập trong hạnh phúc. Bạn sẽ kiểm soát cảm xúc của mình, bạn sẽ không phải trở thành “nhiệt kế” dao động theo nhiệt độ môi trường xung quanh. Thay vào đó, bạn chính xác là “chiếc điều hòa” dao động ở trạng thái lạc quan và tích cực.
Nhìn lại mục tiêu, những việc làm trong ngày, tưởng tượng đã đạt được chúng: điều này sẽ giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục thực hiện thời biểu hiệu quả hơn
Dành 20 phút đọc sách mỗi ngày.
2 – Không điền bất cứ điều gì vào Ngày Chúa Nhật trong thời khóa biểu
Ngày Chúa nhật là lúc bạn làm bù những công việc không hoàn thành được trong một tuần của mình.
Bạn không phải là robot. Bạn có cảm xúc, bạn không thể làm việc chính xác như cái máy. Cho nên, chắc chắn bạn không thể hoàn thành đúng 100% THỜI GIAN BIỂU của mình. Đây cũng là lúc bạn học cách chấp nhận và cảm thấy điều này cực kỳ bình thường.
Đấy có thể là những ngày ngủ dậy muộn, đấy cũng có thể là những ngày thiếu năng lượng chán nản và mệt mỏi. Có lúc con bạn thân có chuyện buồn, lũ bạn rủ đi chơi,…. Có rất nhiều sự việc khẩn cấp xảy ra và khiến bạn đi lệch khỏi quỹ đạo của mình.
Tồi tệ hơn, khi một công việc không được hoàn thành, tâm lý bạn bắt đầu suy nghĩ. Bạn bắt đầu căn nhắc – có nên bù môn toán qua môn lý,.. ngày mai môn lý qua môn hóa,… hay không? Đôi khi bạn lại không làm gì cả, bởi vì bạn đã mất quá nhiều năng lượng cho sự cân nhắc. Đây chính là lúc bản chất lười biếng bên trong nổi lên, nó chiếm đóng tâm trí bạn.
Ngày Chúa Nhật làm lá chắn bảo vệ, bạn không còn phải lo lắng trước “sự lười biếng” nữa. Vì sao ư? Nếu bạn chấp nhận mình không hoàn hảo. Nếu bạn có suy nghĩ rằng: công việc trong thời gian biểu nếu bị chen vào bạn sẽ dời nó sang ngày chủ nhật. Việc bám sát thời gian biểu sẽ không còn quá khó khăn với bạn. Việc không hoàn thành tất cả trong một ngày cũng không phải là gánh nặng.
3 – Đóng băng thời gian bằng cách “Nói không với những việc không cần thiết”:
Những công việc được đóng băng thời gian, là những công việc cam kết hoàn thành 100%. Công việc này sẽ được ưu tiên số 1. Cao hơn những lời rủ rê của bạn bè, những cuộc điện thoại bất ngờ,… và dĩ nhiên qua mặt những cám dỗ, sự mệt mỏi. Nói chung,… đã đóng băng thời gian, bạn PHẢI LÀM, không có BẤT KỲ LÝ DO NÀO. Hãy nghĩ rằng, nếu không làm việc này, bạn sẽ phải chết.
Bạn có thể dùng một loại màu khác, một ký hiệu riêng biệt để tick công việc được đóng băng. Điều này rất quan trọng, nó là sự cam kết tuyệt đối 100% về những gì mình viết ra. Hãy bắt đầu cũng chỉ với 20% công việc trong THỜI GIAN BIỂU. Rồi sẽ đến lúc 90% những điều đó sẽ được bạn đóng băng. Kỹ năng xây dựng thời gian biểu của bạn sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.
Hãy nói không với bất cứ điều gì không cần thiết đối với bất kỳ ai đưa ra yêu cầu. Không cho bất cứ ai có quyền làm mất đi thời gian của bạn, bạn sẽ xây dựng ước mơ mà bạn hằng khao khát. Vậy hãy hành động đi nào, hãy đánh dấu tick và giữ lời hứa, những điều tuyệt vời sẽ đến với bạn nhanh chóng thôi.
4 – Nguyên tắc vòng tròn năng lượng
Tưởng tượng, bây giờ có một vòng tròn bao quanh bạn. Nó khiến bạn không nghe thấy, không nhìn thấy những gì xung quanh. Bạn chỉ thấy những bài tập, sách,.. những điều cần thiết để học tập. Vòng tròn này cho bạn sự tập trung như tia Laze có thể xuyên thủng qua bất cứ điều gì.
Bạn sẽ không bị phân tâm bởi các thiết bị điện tử nữa, vì nó đã được vô hiệu hóa. Chỉ 2 phút sau khi ngồi vào bàn học, bạn đạt đến cảnh giới “xuất thần” tập trung toàn tâm toàn ý. Một tiếng, hai tiếng trôi qua sao mà chỉ như 5 phút vậy, và muốn có nhiều thời gian hơn để học tập,… tất cả nhờ vòng tròn năng lượng kỳ diệu đó.
Tuy nhiên đó vẫn là tưởng tượng,…Thực tế, hầu hết mọi người chưa bao giờ bạn trải qua trạng thái đó? Trạng thái 2 tiếng trôi qua chỉ như 5 phút,… rất nhiều lần rồi đấy. Chính xác là khi bạn làm những việc mà bạn thích.
Trong học tập, những người học giỏi họ đã và đang có được sự xuất thần- họ kiểm soát được nó… đấy chính xác là bí mật ẩn chứa đằng sau sự thành công.
Để bước vào trạng thái này, bạn cần tập trung. Vòng tròn năng lượng là cánh cửa kết nối bạn đến với nguồn năng lượng vô hạn.
Trong kỹ năng xây dựng thời gian biểu đây là nguyên tắc này cực kỳ đơn giản. Khi bạn làm việc hay học tập, hãy tạo ra vòng tròn bao quanh mình trong trí tưởng tượng. Khi bạn tạo ra nó, bạn sẽ không cho phép bất kỳ sự cám dỗ, bất kỳ sự làm phiền nào ảnh hưởng đến công việc hiện tại. Và bạn cũng thực hiện lời cam kết tập trung 100% vào việc đang làm.
Dưới đây là những checklist bạn cần để tạo vòng tròn năng lượng:
Tắt âm điện thoại.
Nếu dùng máy tính, chỉ mở Tag cần dùng.
Nếu có ai đó ở trong nhà, nói trước với họ mình cần sự tập trung. Họ sẽ tôn trọng mình.
Chuẩn bị đầy đủ tài nguyên, nước uống.
Nói không với mọi sự cám dỗ.
Đó là những điều rất cơ bản và dễ dàng, bạn có thể áp dụng ngay ngày mai để tạo nên sự khác biệt.
Chúc các em học sinh thành công với “Kỹ năng xây dựng thời gian biểu hiệu quả” và áp dụng thật tốt vào việc học tập nhé!