Một số gợi mở để giảm áp lực học tập cho con - Trung tâm BDVH Viet Elite - Hệ thống giáo dục Viet Elite Education

TIN TỨC

Kênh tổng hợp tin tức nhanh chóng và hữu ích về các hoạt động giáo dục đang diễn ra trong và ngoài VietElie, giúp VietElite định hướng, xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục hiệu quả, đồng thời giúp phụ huynh, học sinh nắm bắt tình hình và đưa ra dự định phù hợp.

Một số gợi mở để giảm áp lực học tập cho con

[vc_row][vc_column][vc_column_text]

Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc mới đây, Việt Nam có tới 3 triệu thanh thiếu niên đang phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần, nguyên nhân là bởi áp lực học tập đè nặng lên vai các em.

[/vc_column_text][vc_column_text]

Theo Tiến sĩ Đặng Hoàng Minh, giảng viên Đại học Giáo dục Việt Nam chia sẻ, ngày nay, theo sự phát triển của xã hội, áp lực học tập cũng ngày càng đè nặng lên học sinh, xuất phát từ nhà trường và gia đình.

[/vc_column_text][vc_column_text]

Mặc dù Chính phủBộ GD&ĐT đã có những nỗ lực nhằm giảm gánh nặng nhưng chương trình học của các con vẫn còn khá nặng.

[/vc_column_text][vc_column_text]

Các bố mẹ cũng kỳ vọng ở con nhiều hơn. Xã hội càng phát triển, mọi thứ đều trở nên khó khăn hơn, vì thế các bố mẹ cũng phải chịu thêm áp lực làm sao để cho con tương lai tươi sáng hơn

[/vc_column_text][vc_single_image image=”7709″ img_size=”full” add_caption=”yes” alignment=”center” style=”vc_box_rounded”][vc_column_text]

Tiến sĩ Đặng Hoàng Minh chia sẻ rằng, để giảm áp lực cũng như tránh những sang chấn về tinh thần cho con, bố mẹ cần dành thời gian quan tâmchia sẻ với con nhiều hơn. Qua đó giúp con cảm thấy được yêu thương, an toàn và được hiểu. Đồng thời hành động nhỏ này cũng giúp bố mẹ hiểu được con muốn gì và điều gì khiến con hạnh phúc. Theo một nghiên cứu trên thế giới, một ngày, bố mẹ chỉ cần dành 10 phút để chú ý tới con là đã có thể giảm thiểu rất nhiều nguy cơ bệnh về tinh thần cho con.

[/vc_column_text][vc_column_text]

Tiến sĩ Minh cũng đưa ra những gợi mở về những điều bố mẹ cần làm có thể phòng tránh những ảnh hưởng về tinh thần cho con:
  • Trao đổi, lắng nghe con chia sẻ;
  • Cập nhật kiến thức về sức khỏe tinh thần;
  • Lưu tâm vấn đề tâm lý ở con trẻ hơn.

[/vc_column_text][vc_single_image image=”7710″ img_size=”large” add_caption=”yes” alignment=”center”][vc_column_text]

Không có một độ tuổi cố định về các sang chấn tâm lý, những sang chấn là sự phối hợp của nhiều sự kiện. Có nhiều thời điểm con trẻ dễ bị tổn thương, như 5 tuổi lên 6 tuổi, tuổi vị thành niên, thời kỳ dịch chuyển nhiều biến đổi. Theo tiến sĩ Minh, thời điểm khởi phát những vấn đề sức khỏe tinh thần là giai đoạn 14 – 15 tuổi.

[/vc_column_text][vc_column_text]

(Theo Báo Điện tử Đài truyền hình Việt nam, VTV News)

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Tin liên quan