Công nghệ rút ngắn khoảng cách thầy trò

[vc_row][vc_column][vc_column_text]

Cho dù công nghệ có phát triển, trường học thay đổi nhiều nhưng tình cảm thầy cô dành cho học sinh vẫn mãi không đổi. Thầy cô không chỉ là người mang lại kiến thức mà còn là những con người thổi bùng đam mê nơi tâm hồn các em.

[/vc_column_text][vc_column_text]

Dưới đây là những ý kiến của các thầy cô trong buổi tọa đàm “Thầy trò thời công nghệ” do Báo Thanh niên tổ chức vào ngày 16/11 vừa qua.

[/vc_column_text][vc_column_text]

1. Thầy  cô là những người thắp lửa  đam mê 

[/vc_column_text][vc_column_text]

Nói về mối quan hệ thầy trò trong thời đại ngày nay, thầy Đỗ Đức Anh, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM) chia sẻ rằng ngày nay thầy trò không còn nhiều khoảng cách như trước đây. Các học trò không chỉ coi thầy là người truyền tải kiến thức mà còn là những con người thắp lửa đam mê trong các em. Cho dù nhiều ý kiến cho rằng do công nghệ mà tình cảm phai nhạt nhưng kết quả như thế nào cũng là do người dùng. Bởi, nếu biết tận dụng công nghệ thì mối quan hệ giữa thầy trò có thể còn gần gũi hơn trước, tất cả đều do bản thân thầy và trò. Ý kiến này được các thầy cô trong buổi tọa đàm hết sức đồng tình. Chúng ta nên coi sự phát triển công nghệ là một lợi thế, khoảng cách thầy trò gần hơn, có thể tâm sự, chia sẻ qua nhiều kênh khác nhau.

[/vc_column_text][vc_column_text]

2. Thầy không còn là “biết tuốt”

[/vc_column_text][vc_column_text]

Các khách mời cũng chỉ ra những mặt trái của sự phát triển công nghệ. Trước thực trạng đã có những học sinh bị kỷ luật vì sử dụng mạng xã hội không đúng cách, thầy Đức Anh cho rằng cần có nhận thức sử dụng mạng xã hội thông minh, tránh bị lôi kéo bởi những mặt trái ấy. Thay vì những hình ảnh tiêu cực, hãy thắp lên trong tâm trí học trò những ngọn lửa khát khao bằng những điều tốt đẹp.

[/vc_column_text][vc_column_text]

Thầy Đức Anh cũng nhận ra thực tế rằng học trò thường có xu hướng không đủ thời gian trên lớp để nghiền ngẫm vấn đề nên ngay lúc đó ít em có thể đặt câu hỏi, nhờ thầy cô giải đáp cho những thắc mắc của mình. Do đó, các thầy cô thường không biết học sinh của mình đang gặp vấn đề ở đâu. Nhưng khi đăng lên mạng xã hội thì thầy nhận ra rằng không chỉ học trò trong trường mà cả các trường khác cũng đưa ra nhiều thắc mắc. Vì vậy, trong thời đại 4.0, các thầy cô cũng cần tự thay đổi bản thân, thích ứng với công nghệ để đáp ứng với yêu cầu của học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.

[/vc_column_text][vc_column_text]

3. Robot có hiện đại đến mấy cũng không thể thay thế được người thầy

[/vc_column_text][vc_column_text]

Có những ý kiến cho rằng trong thời đại công nghệ, robot có thể thay thế được nhiều công việc, vậy liệu robot có thể thay thế vị trí của thầy cô? Trả lời cho câu hỏi này, cô Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục toàn cầu của Microsoft trả lời rằng điều này là không thể. Bởi, chúng ta hơn robot ở chính điểm làm nên con người mà robot không có, ấy là cảm xúc. Robot có thể giảng bài, truyền tải kiến thức nhưng không thể đem lại cho học sinh những xúc cảm mà chỉ có con người mới làm được. Học sinh không chỉ lắng nghe thầy giảng mà còn chú ý đến những cử chỉ, hành động của thầy để cảm nhận cảm xúc của bài giảng, đặc biệt là với môn Văn. Vì vậy, ở những điểm này, Robot không thể thay thế được vị trí của các thầy cô.

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

ĐĂNG KÝ GHI DANH TUYỂN SINH

Nguyện vọng đăng ký

Chọn khóa học