[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội cho biết tỷ lệ thừa cân và béo phì của học sinh Hà Nội xấp xỉ 20%. Đây là một tỷ lệ hết sức đáng báo động, gia tăng nguy cơ phát sinh bệnh tật.
[/vc_column_text][vc_column_text]
Theo báo cáo, ở cả ba cấp học, tỷ lệ học sinh thừa cân và béo phì là 18,6%. Trong đó, 12,9% học sinh đang ở tình trạng thừa cân và 5,7% học sinh đang đối mặt với chứng béo phì.
[/vc_column_text][vc_column_text]
Đặc biệt, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở khu vực nội thành cao hơn khu vực ngoại thành và cao hơn tỷ lệ chung của toàn thành phố. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, học sinh nam có nguy cơ béo phì cao hơn học sinh nữ.
[/vc_column_text][vc_single_image image=”7836″ img_size=”full” alignment=”center” style=”vc_box_rounded”][vc_column_text]
Vậy phải làm gì để giải quyết tình trạng này? Ngoài các yếu tố bên ngoài, gia đình cũng là một nhân tố góp phần giảm nguy cơ béo phì ở trẻ.
[/vc_column_text][vc_column_text]
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đến từ Đại học London (Anh) đã kết luận trẻ được sống trong một môi trường tốt với việc sử dụng nhiều trái cây, rau quả, ít xem TV sẽ giảm nguy cơ béo phì hơn các môi trường sống khác.
[/vc_column_text][vc_single_image image=”7837″ img_size=”full” alignment=”center” style=”vc_box_rounded”][vc_column_text]
86% yếu tố di truyền sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến béo phì khi một đứa trẻ sống trong một môi trường có ít thức ăn lành mạnh cho cơ thể và dành nhiều thời gian xem TV. Tuy nhiên, với những đứa trẻ sống trong môi trường sử dụng nhiều rau củ quả và dành nhiều thời gian cho tập thể dục thì yếu tố di truyền chỉ tác động tới 39% nguy cơ béo phì.
[/vc_column_text][vc_column_text]
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, môi trường trong gia đình rất quan trọng. Nếu một gia đình sống lành mạnh có thể giảm nguy cơ béo phì của trẻ chỉ còn một nửa.
[/vc_column_text][vc_column_text]
(Theo Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam)
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]