CÁCH GHI CHÉP HIỆU QUẢ (PHẦN 1)

[vc_row][vc_column][vc_column_text]

Chào mừng các bạn đã quay trở lại với series Chơi mà học của VietElite, hôm nay VietElite sẽ hướng dẫn các bạn cách ghi chép sao cho hiệu quả nhất. Trên thế giới, có rất nhiều cách ghi chép khác nhau như sơ đồ tư duy, phương pháp viết theo outline,… Nhưng nổi bật và phổ biến nhất, chúng ta phải kể đến phương pháp Cornell. Vậy phương pháp Cornell là gì và chúng ta sẽ dùng nó như thế nào? Hãy cùng VietElite tìm hiểu ngay thôi.
Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu nguồn gốc của phương pháp này nhé. Cornell Notes là một phương pháp để ghi chép được phát minh vào những năm 1950 bởi giáo sư Walter Pauk thuộc trường Đại học Cornell (thuộc nhóm những trường tốt nhất nước Mỹ).
Phương pháp này đề xuất một cách tổ chức các ghi chép hiệu quả khi học. Nó có thể dùng trong công việc hằng ngày, kể cả khi bạn đi học tại các lớp học, tham gia các khóa học online, xem video trên mạng, đọc sách,… thì Cornell Notes vẫn đạt được hiệu quả rất tốt.
Để ghi chép theo phương pháp Cornell, bạn chia tờ giấy (hoặc trang vở) ghi chép của mình thành 2 cột: Cột bên trái để ghi các ý chính (hoặc các câu hỏi, các từ khóa), cột bên phải để ghi chép những chi tiết liên quan đến ý chính tương ứng ở bên trái. Ở phần cuối của trang giấy, bạn dành khoảng 5-7 dòng để ghi lại bản tóm tắt toàn bộ nội dung những gì mình đã học. Một Cornell Notes có dạng như sau:
 
Khi bạn xem video (hoặc nghe một bài giảng, đọc một cuốn sách), khi bạn gặp một ý mới quan trọng (hoặc bạn có một câu hỏi liên quan đến nội dung đang xem/nghe/đọc) thì bạn ghi sang cột bên trái. Sau đó, bạn ghi chép những chi tiết cần thiết của ý đó vào cột bên phải.
Sau khi xem/nghe/đọc xong một phần (hoặc toàn bộ) nội dung thì bạn rà soát lại nhanh nội dung vừa học được và ghi lại tóm tắt ngắn ở phía cuối cùng của tờ giấy. Việc này giúp cho bạn có thể ghi nhớ lâu hơn, đồng thời cũng là lúc mà bạn suy nghĩ (reflect) về nội dung đó.
Đây là một hoạt động hữu ích để tăng cường tính hiệu quả của quá trình học tập.
Một thời gian sau, nếu bạn cần tra cứu lại nội dung mà mình đã học thì bạn sử dụng tờ ghi chép này.
Nếu bạn cần rà soát lại các ý chính thì chỉ cần nhìn vào cột bên trái là đủ.
Nếu bạn cần tìm hiểu lại sâu hơn về nội dung (ví dụ, để chuẩn bị đi thi, lấy dữ liệu cho một buổi thuyết trình,…) thì cần đọc thêm cột bên phải.
Nếu bạn muốn giới thiệu với một người khác (ví dụ, nói chuyện, đề xuất cho người khác đọc một cuốn sách,…) thì chỉ cần sử dụng đoạn tóm tắt ở phía cuối trang ghi chú.
Phương pháp ghi chép này đã được chứng minh không chỉ có tác dụng ghi nhớ rất tốt mà còn đặc biệt hữu ích khi muốn áp dụng kiến thức học được vào trong thực tế.
Lưu ý: Phương pháp này dễ làm, đơn giản mà hiệu quả và tiết kiệm thời gian giúp bạn ghi chép có hệ thống, có trật tự. Tuy nhiên, khi ghi chép theo phương pháp Cornell, bản ghi chép của bạn cần đảm bảo 6R:
 
  • R1 = Record: Các thông tin được ghi chép đầy đủ;
  • R2 = Reduce: Các thông tin đã được ghi chép tóm lược theo ý;
  • R3 = Recite: Dùng bản ghi chép để trình bày lại được;
  • R4 = Reflect: Dùng bản ghi chép có thể đặt được câu hỏi cho người trình bày hoặc nêu được ý kiến của bản thân;
  • R5 = Review: Bản ghi chép đã được xem lại;
  • R6 = Recapitulate: Bản ghi chép đã được tóm tắt lại.
Đó là tất cả những gì các bạn cần biết về Cornell Notes. Bạn thấy Cornell Notes thế nào, hãy chia sẻ với VietElite những hình ảnh cũng như trải nghiệm của bạn sau khi dùng phương pháp này nhé!!

 

 

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

ĐĂNG KÝ GHI DANH