Sơ đồ tư duy – công cụ ghi chép tối ưu cho học sinh

[vc_row][vc_column][vc_column_text]

Phương pháp học tập bằng Sơ đồ tư duy không còn xa lạ với chúng ta. Nó là một trong những phương pháp học tập hiệu quả, giúp các em  học sinh giảm thời gian học nhưng vẫn đảm bảo kết quả học tập. Cùng VietElite tìm hiểu cách ghi chép tối ưu này cho học sinh nhé.

I. Nguồn gốc của Mind Map (Sơ đồ tư duy)

Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (thế kỷ 20) bởi Tony Buzan, giúp ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này nhanh, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.
Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một Bản đồ tư duy, một danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống.

[/vc_column_text][vc_single_image image=”13804″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]

II. Sự khác biệt giữa kiểu ghi chú truyền thống và sơ đồ tư duy :

1. Kiểu ghi chú truyền thống :

Như các em đã biết, kiểu ghi chú truyền thống được hầu hết mọi người sử dụng. Đó là lối viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới như những gì chúng ta được học ở trường ngay từ nhỏ. Có 2 dạng ghi chú kiểu truyền thống cơ bản :
Dạng 1 : cách thức ghi chép liên tục từng câu, chia ra đừng đoạn nhỏ. Cách ghi chép này các em thường nhìn thấy trong sách, báo, tiểu thuyết

[/vc_column_text][vc_column_text]

Dạng 2 : cách thức ghi chép theo kiểu phân loại ra nhiều phần mục có các cấp độ lớn nhỏ khác nhau, các đoạn văn hoặc câu văn được đánh số và sắp xếp theo trình tự lớn nhỏ như I, II, III, 1, 2, 3, a,b,c, v.v… và là cách mà tôi đang sử dụng để thực hiện bài viết này.
Mặc dù phương pháp này rất nhiều người sử dụng. Ngay từ hồi học mẫu giáo, bản thân mỗi học sinh đã được dạy phải viết theo hàng theo lối như thế, nhưng liệu nó có mang lại kết quả tốt nhất cho các em hay không? Trong một lớp học, số học sinh giỏi thường chỉ chiếm khoảng 5%. Nếu cách ghi chép này mang lại nhiều hiệu quả cho các em, vậy sao số học sinh giỏi không phải là phần 95% đó mà chỉ ở mức quá hạn chế như vậy? Điều đó chứng minh rằng, khi tất cả mọi người đều dùng chung một phương pháp không có nghĩa đó là cách tốt nhất.

[/vc_column_text][vc_column_text]

Vậy, chúng ta thường gặp những bất lợi gì với kiểu ghi chép truyền thống này?
– Bất lợi đầu tiên phải nói đến đó là các em không tiết kiệm được thời gian. Thật vậy, mặc dù các em có chắt lọc nội dung thế nào đi chăng nữa,  cố gắng viết nó thành một câu văn hoàn chỉnh đúng ngữ pháp thì nó vẫn chứa đựng những từ không cần thiết cho trí nhớ của các em. Trong một nội dung cần ghi nhớ, nếu các em nắm bắt được những từ khóa (key word) thì các em cũng dễ dàng tiếp thu được tất cả nội dung mà nó cần truyền đạt, nhưng kiểu ghi chép này chỉ chứa khoảng 20% là key word, ngoài ra 60-80% là những từ không cần thiết mà các em sử dụng để bổ trợ cho keyword đó, giúp nó thành câu văn hoàn chỉnh. Do đó, khi phải tiếp thu quá nhiều thông tin không cần thiết như vậy, các em đang lãng phí thời gian cho việc học và ghi chép của mình.
Bất lợi thứ 2 là nó không có khả năng giúp các em nhớ bài tốt hơn. Khi các em viết theo kiểu từ trái sang phải, từ trên xuống dưới như vậy, bắt buộc mắt của các em cũng phải đọc theo một trình tự như vậy thì mới hiểu được nội dung. Tuy nhiên, nó lại được viết một cách nhàm chán, đơn điệu, sử dụng ít màu sắc, không có hình vẽ, không thể hiển sự khác nhau giữa các điểm chính trong bài, nhìn vào nó toàn thấy chữ và chữ. Do đó, để ghi nhớ thông tin, các em phải đọc đi đọc lại nhiều lần, mà quá trình đọc đi đọc lại như vậy, các em không thể nào nhớ được hết toàn bộ nội dung từ đầu đến cuối, hoàn toàn sẽ chỉ nhớ được phần đầu hoặc phần cuối của bài viết, không thể ghi nhớ hết được.
– Bất lợi thứ 3 là nó không giúp các em nâng cao khả năng tư duy sáng tạo. Não bộ của chúng ta được chia ra 2 bán cầu não. Bán cầu não trái giúp chúng ta ghi nhận những đường nét, từ ngữ, logic, còn bán cầu não phải ghi nhận màu sắc, hình ảnh, nhịp điệu, sự mơ mộng. Để nâng cao khả năng tư duy sáng tạo, chúng ta phải sử dụng được khả năng của cả 2 bán cầu, kiểu ghi chép truyền thống không đạt được điều đó.
Từ những điều trên, các em có nghĩ là mình sẽ từ bỏ kiểu ghi chép truyền thống này mà trải nghiệm một cách khác không?

[/vc_column_text][vc_single_image image=”13805″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]

2. Lợi ích của Sơ đồ tư duy

So với các cách thức ghi chép truyền thống, thì phương pháp bản đồ tư duy có những điểm vượt trội như sau:
−   Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
−   Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
−   Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
−   Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
−   Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ.
−   Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
−   Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ.
−   Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính

[/vc_column_text][vc_single_image image=”13808″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]

2. Lập bản đồ tư duy:

Một bản đồ tư duy hoạt động giống như cách mà bộ não chúng ta hoạt động. Mặc dù, bộ não có thể xử lý hầu hết các sự kiện phức tạp, song nó lại dựa trên các nguyên tắc hết sức đơn giản. Đó là lý do tại sao, tạo ra các Bản đồ Tư duy lại dễ dàng và thú vị, bởi vì chúng theo nhu cầu sẵn có và năng lực tiềm tàng của bộ não chứ không phải là đối lập với chúng. Vậy, bộ não có những nhiệm vụ gì then chốt trong việc tạo ra Bản đồ Tư duy? Rất đơn giản là: Tưởng tượng và liên kết.
Bước 1: Bắt đầu từ TRUNG TÂM của một tờ giấy trắng và kéo sang một bên. Tại sao? Bởi vì bắt đầu từ trung tâm cho bộ não, sự tự do để trải rộng một cách chủ động và để thể hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn.
Bước 2: Dùng một HÌNH ẢNH hay BỨC TRANH cho ý tưởng trung tâm. Tại sao? Do một hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình.
Bước 3: Luôn sử dụng MÀU SẮC. Tại sao? Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho Bản đồ Tư duy những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và nó cũng thật vui mắt.
Bước 4: Nối các NHÁNH CHÍNH tới HÌNH ẢNH trung tâm, và nối các nhánh cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai, v.v… Tại sao? Bởi vì, như ta đã biết, bộ não làm việc bằng sự liên tưởng. Nếu ta nối các nhánh lại với nhau, sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ dễ dàng hơn rất nhiều.
Bước 5: Vẽ nhiều nhánh CONG hơn đường thẳng. Tại sao?Vì chẳng có gì mang lại sự buồn tẻ cho não hơn các đường thẳng. Giống như các nhánh cây, các đường cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.
Bước 6: Sử dụng MỘT TỪ KHÓA TRONG MỖI DÒNG. Bởi, các từ khóa mang lại cho Bản đồ Tư duy của ta nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay mỗi hình ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên tưởng và liên kết của nó diện mạo đặc biệt.
Bước 7: Dùng những HÌNH ẢNH xuyên suốt. Bởi vì giống như hình ảnh trung tâm, mỗi hình ảnh cũng có giá trị của một ngàn từ. Vì vậy, nếu ta chỉ có mười hình ảnh trong Bản đồ Tư duy của mình thì nó đã ngang bằng với mười nghìn từ của những lời chú thích.

[/vc_column_text][vc_single_image image=”13807″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]

Còn rất nhiều công dụng mà Sơ đồ tư duy có thể mang đến cho bạn. Vậy các em đã sẵn sàng để từ bỏ lối viết truyền thống mà bắt đầu khởi sự bằng sơ đồ tư duy chưa nào? Hãy bắt đầu từ hôm nay với các bản sơ đồ tư duy để việc học tập hiệu quả hơn nhé!

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

ĐĂNG KÝ GHI DANH