[vc_row][vc_column][vc_column_text]Mình tin các bạn đã từng nghe về cụm từ này nhiều rồi. Nhưng nếu hỏi “học tập chủ động” là học làm sao, học như thế nào? Chắc nhiều bạn sẽ lúng túng.
Đối với hầu hết chúng mình thì phương pháp học tập truyền thống – học tập thụ động vẫn là cách chính để chúng mình tiếp cận kiến thức. Thầy cô giáo đọc và tụi mình ghi chép, tụi mình như những chiếc máy ghi âm vậy, ghi toàn bộ lời thầy cô và đến khi đi thi thì tua lại những lời đó.
Nhưng các bạn có biết? Edgar Dale đã nghiên cứu rằng:
[/vc_column_text][vc_single_image image=”10139″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text][/vc_column_text][vc_column_text]Như vậy chúng ta có thể hiểu về học tập thụ động và học tập chủ động như sau:
1. Học tập thụ động là việc chúng ta chỉ tiếp nhận thông tin và không phản hồi lại thông tin đó.
2. Học tập chủ động là việc chúng ta tiếp nhận thông tin và diễn giải thông tin đó theo cách chúng ta hiểu, kèm theo đó là ứng dụng nó vào thực tế xung quanh.
Vậy chúng ta học tập như thế nào là hợp lý?
Mình thật sự muốn chia sẻ với các bạn một mô hình học tập được rất nhiều bạn trẻ từ các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng cho việc học của họ. Phương cách này “thần kỳ ở chỗ” nó sẽ giúp cho việc học của bạn giống như là một trò chơi vậy. Nhớ bài lâu mà còn đỡ thời gian ôn lại bài nữa nha.[/vc_column_text][vc_single_image image=”10140″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]Rất dễ hiểu đúng không?
Phương pháp học tập chủ động ở trên khuyên chúng mình nên ứng dụng kiến thức một cách liên tục. Mình gom cho các bạn một vài tuyệt chiêu mình hay dùng vào việc học như sau:
Tuyệt chiêu 1: Thảo luận bài học trong các nhóm nhỏ, tương tác bài học với cả lớp. Bạn có để ý mỗi lần mình phát biểu xong thì nội dung đó mình nhớ lâu hơn không nè.
Tuyệt chiêu 2: Bạn có thể tự hỏi mình và giải thích lý do tại sao mình đang làm những việc đó. Như học địa là để biết Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam vậy.
Tuyệt chiêu 3: Trong cùng một bối cảnh hãy đặt ra các câu hỏi phủ định khác nhau để có nhiều góc nhìn cho một vấn đề. Tránh các định kiến, suy nghĩ cứng nhắc và quan niệm sai lầm về một vấn đề. Tuyệt chiêu này mình hay áp dụng cho các bài toán hóc búa đó.
Tuyệt chiêu 4: Có một sổ tay học tập bao gồm các công việc học tập đã hoàn thành và chưa hoàn thành. Những môn cần học thêm và ghi chú các kiến thức tâm đắc.
Vì học tập bản chất là một nỗ lực tự nhiên và những người khác nhau học theo những cách khác nhau nên cách áp dụng sẽ tùy tính cách từng bạn. Nếu bạn cũng như mình thích phương pháp học tập này bạn nên bắt đầu ứng dụng ngay từ bây giờ.
Bạn nên:
1. Có ý thức sửa đổi việc học tập của mình.
2. Đánh giá việc thực hiện kỷ luật học tập của mình. Đánh giá là sự tự nguyện nhưng bạn nên có kế hoạch cho nó, thường là một tháng đánh giá một lần.
3. Tự chịu trách nhiệm cho việc hoặc và đánh giá của mình. Cũng như tự chịu trách nhiệm cho kiến thức mình đạt được và cuộc đời của bạn.
Nghe phức tạp vậy thôi nhưng nếu bạn áp dụng được vào việc học tập của mình thì việc học của bạn sẽ trở nên “đơn giản” giống như “ đang giỡn” vậy. Và việc có một kết quả cao không phải là điều khó như bạn nghĩ đâu.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]