[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Hầu hết chúng ta đều phải học tập siêng năng để đạt điểm số tốt ở môn này. Tuy nhiên, bằng cách học các kỹ năng nền tảng quan trọng và luyện tập nhiều, bất kì ai đều có thể giỏi Vật lý.
[/vc_column_text][vc_column_text]
Bước đầu tiên, chúng ta cần Hiểu các khái niệm Vật lý cơ bản:
[/vc_column_text][vc_column_text]
1. Học thuộc các hằng số cơ bản:
Trong Vật lý nói riêng và nhiều môn khoa học nói chung, luôn tồn tại các hằng số toán học. Đây là cách lý tưởng nhất để thể hiện rằng các giá trị này luôn không đổi ở mọi trường hợp. Bạn nên học thuộc lòng các hằng số phổ biến và đơn vị của chúng bởi thông thường, các bài kiểm tra sẽ không cung cấp các giá trị này. Một số hằng số tiêu biểu thường dùng trong Vật lý như:
[/vc_column_text][vc_column_text]
Gia tốc trọng trường: 9,81 m/s2
Tốc độ ánh sáng: 3 × 108 m/s
Hằng số khí lý tưởng: 8,32 J/(mol × Kelvin)
Hằng số Avogadro: 6,02 × 1023/mol
…
[/vc_column_text][vc_column_text]
2. Học thuộc các phương trình cơ bản:
Trong vật lý, mối quan hệ giữa các giá trị thường được mô tả bằng các phương trình toán học. Một số cái rất đơn giản nhưng một số phương trình lại vô cùng phức tạp. Vì vậy, bạn cần ghi nhớ các phương trình đó và học cách vận dụng, biến đổi chúng vào các bài tập thực tế. Ngay cả những bài tập phức tạp cũng vẫn có thể giải bằng các phương trình đơn giản hoặc biến đổi chúng thành những phương trình phức tạp hơn để phù hợp với bài toán. Một số phương trình vật lý cơ bản:
[/vc_column_text][vc_column_text]
Vận tốc = Quãng đường/Thời gian chuyển động (dx/dt)
Gia tốc = Độ thay đổi vận tốc/Thời gian thay đổi vận tốc
Động lượng = Khối lượng × vận tốc
…
[/vc_column_text][vc_column_text]
3. Tìm hiểu nguồn gốc của các phương trình cơ bản:
Không chỉ học thuộc các phương trình cơ bản, các bạn cũng cần hiểu được vì sao lại có các phương trình ấy nữa. Việc này rất quan trọng bởi nó sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc mối quan hệ giữa các phương trình, giữa các giá trị và giải bài tập nhanh chóng hơn. Bởi bạn đã hiểu rõ nguồn gốc xuất hiện của chúng nên việc vận dụng chúng cũng trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn là chỉ học thuộc một cách máy móc.
[/vc_column_text][vc_column_text]
4. Học các kỹ năng toán học cần thiết để giải toán vật lý.
Không phải tự nhiên mà phải tới lớp 6, học sinh mới được học Vật lý. Lý do là bởi lúc đó các em đã phát triển tư duy và được trang bị kiến thức toán học cơ bản để đáp ứng yêu cầu môn học. Toán học được gọi là “ngôn ngữ của Vật lý”. Tất cả những điều trên đều gắn liền kiến thức toán học. Chính vì vậy, thông thạo kiến thức toán học là cách hiệu quả nhất để có thể giải các bài tập Vật lý. Thậm chí, một số phương trình vật lý phức tạp cũng phải yêu cầu một số kỹ năng toán học đặc biệt để giải. Một số chủ đề toán học có thể giúp bạn học tốt Vật lý:
[/vc_column_text][vc_column_text]
Tiền đại số và đại số (đối với phương trình cơ bản và các bài tập “tìm đại lượng chưa biết”)
Lượng giác (đối với sơ đồ lực, bài toán quay tròn và các hệ nghiêng)
Hình học (đối với các bài tập về diện tích, thể tích, v.v…)
…
[/vc_column_text][vc_column_text]
Trên đây là những gợi ý để bạn có thể nắm chắc các kiến thức Vật lý, trong những bài tiếp theo, Viet Elite sẽ gửi tới các bạn những gợi mở để Làm tốt bài kiểm tra và Học bài trên lớp đạt hiệu quả cao.
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]