[Bạn có biết] Loài vật sống dai nhất hành tinh chỉ vỏn vẹn có 1mm

[vc_row][vc_column][vc_column_text]

Loại vật đặc biệt này có tên gọi là Tardigrade, hay còn gọi là Bọ gấu nước. Chúng đã tồn tại trên Trái Đất hơn 530 triệu năm và có thể sống được ở bất cứ nơi nào dù điều kiện có khắc nghiệt đến thế nào. 

[/vc_column_text][vc_single_image image=”8168″ img_size=”700×400″ add_caption=”yes” alignment=”center”][vc_column_text]

Bọ gấu nước là những sinh vật nhỏ bé, chỉ dài chưa đến 1mm nên nếu không có kính hiển vi thì có lẽ chúng ta không thể biết được sự tồn tại của chúng. Dưới kính hiển vi, bọ gấu nước nhìn có nét giống một chú gấu 8 chân tí hon, mập mạp, chính vì vậy mà chúng thường được gọi là “water bear” (gấu nước) hoặc “moss piglet” (lợn rêu). Thức ăn chủ yếu của chúng là rêuđịa y. Tuy nhiên, một số loài trong họ gấu nước cũng ăn thịt hay thậm chí là ăn đồng loại.

[/vc_column_text][vc_single_image image=”8164″ img_size=”700×400″ add_caption=”yes” alignment=”center”][vc_column_text]

Bọ gấu nước lần đầu tiên được mô tả bởi mục sư Johann August Ephraim Goeze vào năm 1773. Tên Tardigrada (hay Tardigrade trong tiếng Anh) được đặt ba năm sau đó bởi nhà sinh vật học người Ý Lazzaro Spallanzani. Tuy nhiên, chúng từng được phát hiện từ trước đó bởi nhà khoa học người Hà Lan Anton van Leeuwenhoek vào năm 1702. Trong bức thư gửi tới Hiệp hội Hoàng gia (Anh) tại London, ông viết: “Đã tìm thấy những vi động vật sống trong bùn có trên máng xối của nóc nhà”. Theo mô tả, ông đã lấy những mẫu bụi khô tưởng như không có sự sống, nằm trên máng xối và bổ sung nước vào đó. Sử dụng một kính hiển vi tự chế, Leeuwenhoek phát hiện sau khoảng một giờ, nhiều “vi động vật” bắt đầu cựa quậy, bò và bơi xung quanh trong đĩa thí nghiệm

[/vc_column_text][vc_single_image image=”8157″ img_size=”full” add_caption=”yes” alignment=”center”][vc_column_text]

Bọ gấu nước có thể tồn tại ở rất nhiều môi trường khắc nghiệt khác nhau, từ khô hạn, băng giá, đun sôi hay thậm chí là vùng có mức phóng xạ cao.  Trong lịch sử, các nhà khoa học đã nhiều lần phát hiện sự bất tử của chúng qua những thí nghiệm của mình. Chúng từng được thử nghiệm sự tồn tại khi bị đun sôi lên tới 150 °C  hay ngâm trong nhiệt độ băng giá tới -272 °C. Và tất nhiên, là chúng vẫn sống sót sau những thí nghiệm đó. Năm 1948, nhà động vật học người Ý Tina Franceschi khẳng định rằng những con bọ được tìm thấy từ những mẫu rong rêu có trong viện bảo tàng vốn đã bị héo úa suốt 120 năm vẫn có thể “sống lại”. Sau khi cho thêm nước vào một con bọ, cô nhận thấy chân của nó cử động trở lại. Ngoài ra, Tardigrade cũng được thử nghiệm với áp suất cao, lên tới 600 MPa (nơi sâu nhất Trái Đất, vực Mariana, cũng chỉ tạo được áp suất 100 MPa) hay đặt ở nơi có mức phóng xạ cao. Chúng vẫn dễ dàng sống sót trong những điều kiện như vậy. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng phát hiện rằng một số ít tia bức xạ cũng có thể giết được chúng nhưng số các tia xạ làm được điều này là rất ít và phải phơi nhiễm ở mức độ cao thì mới có thể làm khó được Bọ gấu nước.

[/vc_column_text][vc_single_image image=”8159″ img_size=”700×400″ add_caption=”yes” alignment=”center”][vc_column_text]

Lý do mà Bọ gấu nước có thể tồn tại mạnh mẽ như vậy là nhờ chúng có khả năng chuyển bản thân về “trạng thái điều chỉnh” (tun state). Khi gặp điều kiện bất lợi như thiếu nước, chúng sẽ cuộn tròn người lại và chờ đến khi có nước trở lại. Quá trình này gọi là Anhydrobiosis, tiếng Hy Lạp có nghĩa là “sống không cần nước”. Các nhà khoa học cho rằng khi bước vào trạng thái “tun”, bọ gấu nước sẽ bắt đầu tổng hợp ra các phân tử đặc biệt thay thế nước trong các tế bào bằng việc dựng lên một ma trận. Các thành phần tế bào nhạy cảm với sự mất nước sẽ được bảo quản trong ma trận này. Khi có nước trở lại, ma trận sẽ tan rã và các tế bào được trả lại về trạng thái bình thường, không một chút hư hại.

[/vc_column_text][vc_video link=”https://youtu.be/6XdFXdsOpBw” el_width=”40″ align=”center”][vc_column_text]

Bọ gấu nước thực sự là một loài vật độc đáo phải không nào. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu loài sinh vật bất tử này và áp dụng những kiến thức đó vào thực tế đời sống con người như vắc-xin, đồ bảo vệ các phi hành gia… Hi vọng, trong thời gian tới, chúng ta sẽ được thấy nhiều ứng dụng khoa học được phát minh từ những nghiên cứu về loài vật mạnh mẽ nhất hành tinh này.

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

ĐĂNG KÝ GHI DANH TUYỂN SINH

Nguyện vọng đăng ký

Chọn khóa học