Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội: Lựa chọn thông minh trước giờ G

[vc_row][vc_column][vc_column_text]

Sở GD-ĐT Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 không chuyên các trường THPT công lập năm học 2019 – 2020. Theo phân tích của các chuyên gia, tỷ lệ ‘chọi’ năm nay không quá căng thẳng như năm 2018 và nhiều khả năng điểm chuẩn sẽ giảm mạnh.

[/vc_column_text][vc_column_text]

23.000 thí sinh không thể vào công lập

 

Kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT năm nay, Hà Nội có 85.873 học sinh đăng ký (kể cả tuyển thẳng), trong khi đó chỉ tiêu tuyển sinh vào trường công lập là 63.090. Như vậy, so sánh giữa chỉ tiêu và nguyện vọng thì sẽ có gần 23.000 học sinh không thể vào công lập.
Ngoài nguyên nhân trường công lập không đủ chỗ cho tất cả học sinh thì còn không ít thí sinh trượt “oan” do lựa chọn sai lầm khi đăng ký nguyện vọng. Mới đây, Sở GD-ĐT Hà Nội đã công bố tỷ lệ “chọi” vào các trường công lập, giúp học sinh biết được mình sẽ phải đấu với bao nhiêu thí sinh khác để giành được một suất vào lớp 10. Đây cũng là cơ hội cuối để thí sinh quyết định đổi nguyện vọng phù hợp với năng lực bản thân và tình hình thực tế.
Các trường có số lượng học sinh đăng ký vào đông và tỉ lệ chọi (nguyện vọng 1) cao là: THPT Chu Văn An (1/2,4); THPT Sơn Tây (1/2,3); THPT Trung Văn (1/2,2); THPT Yên Hòa (1/2,2); THPT Nhân Chính (1/2,1); THPT Kim Liên (1/2.0); THPT Nguyễn Văn Cừ (1/2,0); THPT Cầu Giấy (1/2,0); THPT Lê Quý Đôn – quận Hà Đông (1/1,9); Hai Bà Trưng – huyện Thạch Thất (1/1,9); THPT Trương Định (1/1,9); THPT Quang Trung – quận Hà Đông (1/1,8); THPT Việt Đức (1/1,8); THPT Kim Liên (1/1,8)…
Nói về căn cứ để đăng ký nguyện vọng, ông Dương Hai Bảy Mươi – Hiệu trưởng trường THPT Lý Thường Kiệt (Long Biên, Hà Nội) cho biết, so với năm 2018, cách tính toán đã thay đổi hẳn. Nếu chọn những trường có tỷ lệ “chọi” thấp, lại là trường có mặt bằng đầu vào không quá cao thì cơ hội trúng tuyển của thí sinh sẽ cao. Trường THPT Lý Thường Kiệt có chỉ tiêu là 450 em, nguyện vọng 1 là 489 em, chỉ vênh 39 em. Tính ra cứ 11 học sinh dự thi có 10 học sinh đỗ, đây là tỷ lệ khá an toàn, cơ hội trúng tuyển cao.
Cũng theo ông Dương Hai Bảy Mươi, nếu như năm ngoái có điểm cộng nghề và điểm THCS thì học sinh chỉ cần nắm được điểm Toán, Văn là tính ra mức điểm có thể đạt được. Tuy nhiên, năm nay ngoài điểm Toán và Văn thì việc tính điểm Tiếng Anh, Lịch sử với học sinh lần đầu dự thi sẽ rất khó ước lượng. Để tính toán chính xác hơn, các phụ huynh phải căn cứ vào tỷ lệ “chọi” vừa được công bố, cộng với cân nhắc năng lực bản thân, mặt bằng điểm của thí sinh khu vực đăng ký dự thi để quyết định xem có thay đổi nguyện vọng hay không.

[/vc_column_text][vc_column_text]

Xu hướng học nghề đang gia tăng

Ông Phạm Gia Hữu, Trưởng Phòng GD-ĐT Thanh Xuân cho biết, để chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh lớp 10 sắp tới, quận Thanh Xuân đã họp với các hiệu trưởng yêu cầu tuyên truyền, tập huấn, rà soát chất lượng học, phối hợp với các bậc phụ huynh nhận định trình độ học sinh để đăng ký nguyện vọng phù hợp.
“Năm nay quận Thanh Xuân đặt ra tỷ lệ thi đỗ lớp 10 công lập là 76%. Năm 2018, Thanh Xuân đạt 81,5%. Mặc dù đặt ra tỷ lệ này, nhưng các trường không được ép học sinh học lực trung bình không được dự thi tuyển lớp 10 hoặc đăng ký những trường không mong muốn” – ông Phạm Gia Hữu cho biết.
Điều đáng nói là năm nay tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS của quận Thanh Xuân đăng ký học nghề cao hơn các năm trước. Toàn quận có 2.992 học sinh lớp 9 thì trong đó số học sinh đăng ký trung cấp nghề gần 10% với hơn 200 em. Điều này cho thấy, phụ huynh, học sinh đã quan tâm đến học nghề thay vì chỉ nhất quyết học văn hóa trong các trường THPT công lập.
Cô Lê Thanh Hải, giáo viên chủ nhiệm lớp 9B trường THCS Nhân Chính cho biết, nhà trường cũng tiến hành nhiều đợt khảo sát nghiêm túc để đánh giá năng lực học sinh. Với sức học sinh nào không đỗ được công lập thì giáo viên sẽ tham khảo ý kiến phụ huynh để định hướng học những nghề mà các con có năng khiếu như: nấu bếp, thiết kế thời trang, thiết kế mẫu tóc…
Theo ông Phạm Quốc Toản, trưởng Phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD-ĐT Hà Nội), năm nay, số lượng học sinh không đăng ký dự thi mà chọn xét tuyển vào các trường ngoài công lập và trường nghề theo định hướng phân luồng lên đến 15.000 em, cao hơn nhiều so với năm học trước.

Hơn 250.000 lượt thi thử trực tuyến môn Lịch sử

Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, tính đến ngày 16-5, lượng học sinh vào ôn tập trực tuyến trên hệ thống lên đến hơn 30.000 tài khoản, hơn 250.000 lượt ôn tập. Theo Phòng GD-ĐT quận Đống Đa, quận này đã triển khai việc cấp tài khoản cho học sinh lớp 9 các trường thuộc địa bàn quận với tổng số 3.500 tài khoản và đã có hơn 1.000 lượt đăng nhập thi thử theo hệ thống trực tuyến này.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, một số sai sót trong 24 đề ôn tập Lịch sử trực tuyến đã được rà soát và chỉnh sửa. Sở khẳng định, đây là nguồn tư liệu chính thống để học sinh ôn thi môn Lịch sử lớp 9. Bên cạnh đó, việc rút kinh nghiệm để có thể triển khai với các môn học tiếp theo cũng đang được triển khai cho năm học sau nhằm hạn chế học thêm tràn lan, góp phần giảm tải cho các thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Hà Nội.

Dự kiến điểm chuẩn vào lớp 10 THPT Hà Nội giảm mạnh

Nhiều hiệu trưởng trường THPT nhận định với số lượng thí sinh dự thi giảm, số môn thi tăng lên, chắc chắn điểm chuẩn năm nay sẽ giảm mạnh so với năm trước. Việc thay đổi cách tính điểm thêm môn Tiếng Anh và Lịch sử thay vì lấy điểm xét THCS khiến mức điểm chuẩn các trường có thể giảm từ 5 đến hơn 10 điểm (tùy từng trường). Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng, thí sinh sẽ khó xác định mức điểm của mình khi không có căn cứ số liệu chung toàn thành phố về mặt bằng đánh giá 4 môn thi.

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

ĐĂNG KÝ GHI DANH TUYỂN SINH

Nguyện vọng đăng ký

Chọn khóa học