Áp lực học hành, vô hình trung, đang ‘dày vò’ trẻ thơ với những hậu quả khôn lường. Liệu con của bạn có đang phải chịu đựng những áp lực học tập?
Ngày nay, nhiều trẻ đang dần mất đi tuổi thơ của mình bên những chồng sách vở cao ngất ngưởng. Thời gian vui chơi bên bạn bè, người thân, khám phá thế giới thực tế ngày càng ít. Thay vào đó, những giờ học căng thẳng ngày càng nhiều. Những ánh mắt mệt mỏi trên những gò má trẻ thơ. Những khuôn mặt phờ phạc và hốc hác. Đôi vai khụy xuống vì những balo sách vở và tài liệu. Tất cả là do một căn bệnh đáng sợ mang tên Áp lực học tập.
VIRUS ÁP LỰC HỌC TẬP – KẺ THÙ KHÔNG NHÌN THẤY
Vừa qua, hàng loạt phương tiện truyền thông đưa tin về những sự việc đau lòng liên tiếp xảy ra. Những vụ tự tử, những lá thư tuyệt mệnh, những câu chuyện đầy nước mắt của các em học sinh. Bên cạnh đó, những căn bệnh tâm lý như: trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc vì áp lực học tập cũng đang có chiều hướng tăng. Không ở đâu các em phải dành quá nhiều thời gian cho việc học tập như ở Việt Nam.
NGƯỜI TẠO RA ÁP LỰC?
Sẽ thật không công bằng nếu đổ lỗi hoàn toàn cho các cơ sở giáo dục hay các bậc phụ huynh quá nghiêm khắc. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, ngày nay, nhiều bậc phụ huynh và nhà trường đang dần chuyển từ tâm lý hy vọng con thành công, đạt thành tích cao sang tâm lý áp đặt.
Những kỳ vọng quá lớn dành cho con đến từ phía cha mẹ. Những nỗi tự ti mặc cảm khi bị so sánh với bạn bè. Hay cách phân biệt đối xử ‘bất bình đẳng’ trong những giờ trên lớp của một số thầy cô. Đó chính là những nguyên nhân hàng đầu gây ra áp lực học hành của con trẻ. Không thể nói thành lời hay tâm sự với ai. Các em đang chịu đựng cơn đau về tinh thần do căn bệnh tâm lý nguy hiểm này gây lên.
Trong một lá thư của một học sinh mới bước vào cấp 3 tại TP.HCM gửi tới “các bác lãnh đạo, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo”, em nói rằng: “Xin đừng quá vào kỳ vọng vào tụi con, để rồi chính những kỳ vọng ấy khiến cho mọi người thất vọng. Xin đừng chỉ trích chúng con khi bọn con bị điểm kém. Xin hãy hiểu rằng mỗi người chỉ có những khả năng nhất định và bọn con không phải là thiên tài”.
PHẢI LÀM GÌ ĐỂ “XÓA SỔ” ÁP LỰC HỌC HÀNH?
Chìa khóa quan trọng đó là sự thấu hiểu. Chính vì thế, là những bậc phụ huynh, những người làm trong ngành giáo dục, thay vì áp đặt trẻ, hãy để con tự do phát triển. Chúng ta cần thường xuyên lắng nghe, tâm sự và chia sẻ với các em. Từ đó, hiểu hơn về mong muốn, ước mơ của trẻ để đưa ra những định hướng phù hợp. Gây áp lực lên trẻ là đặt lên xã hội một gánh nặng, kìm hãm sự phát triển của một đất nước. Nghệ thuật dạy con, phương pháp dạy trẻ, quyết định đến sự thành bại của một thế hệ sau này.
Bằng sự thấu hiểu về tính cá nhân hóa của mỗi em, Viet Elite mang đến phương pháp giáo dục mới. Viet Elite tin rằng mỗi đứa trẻ ấn giấu phẩm chất thiên tài, và chúng ta là những người khai phá nó.
Hệ thống giáo dục hàng đầu – Viet Elite Education