Quốc hội thông qua Luật Giáo dục sửa đổi - Trung tâm BDVH Viet Elite - Hệ thống giáo dục Viet Elite Education

TIN TỨC

Kênh tổng hợp tin tức nhanh chóng và hữu ích về các hoạt động giáo dục đang diễn ra trong và ngoài VietElie, giúp VietElite định hướng, xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục hiệu quả, đồng thời giúp phụ huynh, học sinh nắm bắt tình hình và đưa ra dự định phù hợp.

Quốc hội thông qua Luật Giáo dục sửa đổi

[vc_row][vc_column][vc_column_text]

Chiều qua ngày 19/11, Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã được Quốc hội biểu quyết thông qua.

[/vc_column_text][vc_column_text]

Theo đó, 84,12% đại biểu tán thành thông qua Luật sửa đổi, chiếm 408/456 đại biểu.

[/vc_column_text][vc_single_image image=”8020″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]

Về hình thức và trình độ đào tạo giáo dục đại học, các đại biểu đưa ra một số ý kiến về nhiều vấn đề như các hình thức đào tạo gồm chính quy tập trung và không tập trung; giao cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định hình thức đào tạo; làm rõ nguyên tắc liên thông giữa các hình thức đào tạo;…

[/vc_column_text][vc_column_text]

Hiện nay loại hình đào tạo chính quy được quy định trong dự thảo Luật chính là loại hình đào tạo tập trung toàn thời gian, còn các hình thức khác là loại hình không tập trung. Căn cứ vào từng loại hình đào tạo mà các cơ sở giáo dục đại học được tự quyết định hình thức, phương thức tổ chức và quản lý đào tạo phù hợp. Tất cả các yêu cầu về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, chuẩn kiến thức kỹ năng, kiểm tra đánh giá, chuẩn đầu ra.. đều phải đảm bảo chất lượng như nhau. Khác biệt chỉ là về thời gian đào tạo và kỹ thuật tổ chức, quản lý đào tạo. Do đó, dự thảo Luật sẽ không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo khác nhau.

[/vc_column_text][vc_column_text]

Dự thảo Luật cũng quy định rõ điều kiện, yêu cầu thực hiện quyền tự chủ đại học tại khoản 2 Điều 32. Mức độ tự chủ của cơ sở giáo dục đại học phụ thuộc vào việc đáp ứng đủ điều kiện tự chủ, những cơ sở chưa đáp ứng điều kiện tự chủ thì tiếp tục chịu sự quản lý chặt chẽ theo các quy định của Luật, đồng thời quy định trách nhiệm quản lý nhà nước trong quy hoạch và xác nhận tiêu chí các cơ sở giáo dục đại học.

[/vc_column_text][vc_column_text]

Về tỉ lệ thành viên ngoài nhà trường trong hội đồng trường,  nhằm triển khai quan điểm gắn nhà trường đại học với xã hội, dự thảo Luật quy định tỉ lệ này tối thiểu là 30%. Nhà trường được tự quyết số lượng thành viên hội đồng bên ngoài nhà trường.  Tiêu chuẩn của chủ tịch hội đồng trường tại điểm a khoản 4 Điều 16. Đây thực chất là chức danh quản trị, không nhất thiết phải có học vị tiến sĩ, có uy tín khoa học như đối với hiệu trưởng, chỉ cần có uy tín cả trong và ngoài trường.

[/vc_column_text][vc_column_text]

Và còn nhiều nội dung sửa đổi khác, quý phụ huynh có thể tìm hiểu thêm qua các trang thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[/vc_column_text][vc_column_text]

Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày  01 tháng  07  năm 2019.

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Tin liên quan